Tin mới

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Niềng răng trẻ em

Niềng răng trẻ em sẽ giúp nắn chỉnh lại các nhược điểm răng hàm song song với tiến trình phát triển xương hàm của bé. Khi lớn lên, bé sẽ sở hữu hàm răng khít đều và tự tin hơn với ngoại hình xinh đẹp của mình. Vậy niềng răng trẻ em cần lưu ý điều gì và loại mắc cài nào phù hợp nhất?

Độ tuổi tốt nhất để niềng răng trẻ em

Trẻ em trong độ tuổi mọc răng sữa sẽ đồng thời phát triển hoàn thiện hệ xương hàm, phụ huynh nên tập trung quan sát và nhanh chóng can thiệp nha khoa nắn chỉnh cho bé. Nếu được nắn chỉnh răng sớm thì hiệu quả càng cao và khi lớn lên bé sẽ sở hữu hàm răng đẹp như mong muốn.

Niềng răng là một trong những dịch vụ thẩm mỹ đáng được cân nhắc

Niềng răng là một trong những dịch vụ thẩm mỹ đáng được cân nhắc trong trường hợp bé mắc phải các nhược điểm như vẩu, hô, móm, lệch khớp cắn, răng thưa hay phổ biến nhất là răng mọc lộn xộn. Sau đây là một số giai đoạn niềng răng trẻ em phụ huynh có thể tham khảo:

Giai đoạn 1: Bắt đầu mọc răng sữa (4-5 tuổi)

Giai đoạn này bác sĩ không khuyến khích bé áp dụng kỹ thuật niềng răng vì: bé rất dễ bị sâu răng và khi nhổ bỏ sẽ tạo khoảng trống làm các răng còn lại mọc chệch hướng, sau này khi răng vĩnh viễn dưới xương hàm mọc lên sẽ không đủ khoảng trống để đứng vững. 

Giai đoạn 2: Tổ chức răng và xương ổn định (6-12 tuổi)

Giai đoạn 6-12 tuổi là thời gian ổn định của tổ chức răng và xương hàm của bé; đây cũng là thời điểm lý tưởng để chỉ định niềng răng khắc phục các lệch lạc của răng hiện tại cũng như sắp xếp các khoảng hở cho răng vĩnh viễn còn lại mọc đúng vị trí.

Giai đoạn 3: Mọc răng vĩnh viễn (13-21 tuổi)
Đây được xem là độ tuổi dậy thì nên sự thay đổi, phát triển xương hàm được biểu hiện rõ ràng nhất. Bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng răng miệng, tổng thể thẩm mỹ gương mặt, chỉ số sức khỏe của bé và chỉ định phương phá khắc phục phù hợp nhất.
Một số loại hình niềng răng trẻ em
Hiện nay có hai phương pháp niềng răng phổ biến được áp dụng là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Bé sẽ được thăm khám và chỉ định cạo vôi răng, trị sâu răng (nếu có) trước khi thực hiện niềng răng. Để mắc cài hoặc khay niềng khít đều với răng bé, bác sĩ sẽ lấy mẫu răng để đúc thạch cao về chế tác mắc cài. Mỗi loại hình niềng răng có những ưu điểm riêng, sẽ được bác sĩ tư vấn trong khâu thăm khám.
Hiện nay có hai phương pháp niềng răng phổ biến được áp dụng là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign
Dù áp dụng phương pháp nào thì bé cũng sẽ gặp một chút khó khăn khi phải làm quen với dụng cụ được đưa vào khoang miệng. Lúc này, bé rất cần sự trợ giúp của cha mẹ đặc biệt trong ăn uống và vệ sinh mắc cài. Cha mẹ cũng liên tục quan sát và giải tỏa căng thẳng cho bé, động viên bé để quá trình niềng răng được diễn ra đúng kế hoạch.

Lưu ý khi vệ sinh niềng răng trẻ em

Trẻ em rất thích ăn thực phẩm chứa nhiều đường, đồ chiên rán,... và chưa có nhận thức rõ về vấn đề chăm sóc răng miệng. Đặc biệt trong quá trình niềng răng, cha mẹ và bé phải có sự phối hợp và chú ý hơn vào vấn đề vệ sinh mắc cài. Cụ thể:

- Sử dụng bàn chải lông mềm chải theo hướng hình tròn và ngược chiều kim đồng hồ, không chải mạnh vì sẽ gây mòn chân răng hoặc sứt mắc cài.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ hết các mảng bám hoặc vụn thức ăn thừa mắc lại trên mắc cài và ngăn chặn tình trạng sâu kẽ răng.

- Không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai, thức ăn nhiều tinh bột dễ bám dính hoặc thức uống có gas.

- Súc miệng thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn.

Hãy giúp bé vệ sinh mắc cài thường xuyên

Muốn niềng răng trẻ em cần phải có những ý kiến do các bác sĩ chuyên khoa niềng răng, vì có nhiều yếu tố tăng trưởng kết hợp nên việc niềng răng phải thuận theo đà tăng trưởng của trẻ em. Hãy đưa bé đến thăm khám tại trung tâm Nha khoa Đăng Lưu và các bác sĩ sẽ giúp bé tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Niềng răng trẻ em 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top