Trám răng hay còn gọi là kỹ thuật hàn răng thường được chỉ định cho các trường hợp răng nhược điểm hoặc răng bị tổn thương. Với đa dạng các loại vật liệu trám răng hiện nay, khách hàng càng có thêm lựa chọn để khắc phục nhược điểm gặp phải một cách hiệu quả.
Trường hợp nào nên trám răng?
Hàm răng là nơi tiếp xúc với rất nhiều dạng vật chất và tác động lực mỗi ngày nên việc bị bào mòn hay tổn thương là điều không thể tránh khỏi. Với những trường hợp như răng sâu sau điều trị, răng thưa, răng ố vàng, răng sứt mẻ,... thì thông thường sẽ được bác sĩ khuyên áp dụng kỹ thuật trám răng.
Răng bị sâu sau điều trị nên được trám lại |
Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật điều trị nha khoa đơn giản có tác dụng khôi phục cấu trúc răng bị tổn thương, đồng thời ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn cũng như các hóa chất gây mòn men răng. Tuy nhiên, để miếng trám đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất bạn cũng không nên chủ quan trong việc cân nhắc một bác sĩ nha khoa uy tín.
Trám răng như thế nào?
Vậy trám răng như thế nào và loại vật liệu nào được sử dụng phổ biến hiện nay?
Kết quả điều trị bằng kỹ thuật trám răng |
+ Thăm khám tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
+ Chụp phim xem xét chi tiết tình trạng và cấu trúc răng.
+ Thống nhất lựa chọn vật liệu trám răng và chi phí.
+ Lấy một loại dung dịch axit nhẹ để thoa lên răng cần phục hồi.
+ Phủ một lớp keo tạo độ dính và trám bằng từng lớp mỏng.
+ Điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng.
+ Chiếu đèn quang trùng hợp để chất liệu và răng.
+ Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám.