Răng khôn bị sâu có trám được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm trong độ tuổi từ 18 - 25. Vì là chiếc răng mọc cuối và nằm sâu nhất trong các răng nên việc chăm sóc răng khôn cũng gặp nhiều khó khăn. Điển hình nhất là khi thức ăn thừa không được làm sạch lâu ngày có thể gây sâu răng.
Vì sao răng khôn bị sâu?
Răng khôn là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng của mỗi người. Thường không xuất hiện khi chúng ta thay răng, mà thường mọc ở tuổi trưởng thành, khoảng 17 – 25 tuổi.
Bỏ qua trường hợp mọc ngầm trong xương hàm và nướu, khi răng khôn trồi lên, dù là một phần hay hoàn toàn, chúng đều có thể bị sâu răng.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do cấu tạo. Chúng là một trong các răng có kích thước lớn nhất trong cung hàm, thân phình to, mặt nhai rộng, phân thành nhiều múi. Vì thế, mảng bám và vụn thức ăn rất dễ đọng lại trên bề mặt răng gây sâu hỏng.
Răng khôn bị sâu có trám được không*
Song song với đó, vì nằm ở vị trí cuối cùng của hàm nên răng khôn rất khó vệ sinh, đặc biệt là hố rãnh trên mặt nhai và kẽ răng. Đây là cơ hội tốt để vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong khoang miệng, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu. Chính vì thế, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ răng khôn để phòng ngừa bệnh lý răng miệng.
Răng khôn bị sâu có trám được không?
Răng khôn bị sâu có trám được không thì cần phải qua thăm khám răng miệng cụ thể để bác sĩ xem xét trên nhiều phương diện lúc đó mới có hướng xử lý phù hợp. Nếu chiếc răng đó mọc thẳng và không ảnh hưởng đến các răng khác thì có thể trám răng như các răng còn lại, làm sạch mô răng bị sâu và sử dụng chất liệu trám răng để đưa vào răng, giúp răng khôi phục lại hình thể như ban đầu.
Thực tế thì răng khôn có thể trám được khi mọc thẳng nhưng số ca thực hiện rất ít vì các bác sỹ khuyến khích nên nhổ bỏ để không phải lo lắng về sau. Răng khôn mặc dù là răng hàm nhưng ở tận sâu trong cùng nên không đảm bảo chức năng ăn nhai chính, nếu chúng ta nhổ bỏ đi thì cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ hay ăn nhai.
Răng khôn không nên thực hiện trám trong trường hợp mọc lệch hay mọc ngầm vì một phần răng ở trong cùng thao tác khó thực hiện, răng lại mắc kẹt với răng hàm số 7 và gây ảnh hưởng đến răng nên việc trám răng khó có thể thực hiện được. Sau một thời gian miếng hàn trám răng có thể bị bong tróc tình trạng sâu răng có thể tái phát và nặng thêm, khiến răng bên cạnh cũng bị sâu theo.
Chưa kể đến những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đâm vào răng bên cạnh, làm lung lay chân răng hoặc có thể làm thay đổi cấu trúc của xương hàm, đẩy các răng phía trước mọc chen chúc vào nhau. Răng khôn bị sâu có trám được không? Răng khôn bị sâu nặng sẽ đe dọa đến sức khỏe răng miệng của bạn. Do vậy, hầu hết các trường hợp có răng khôn, nhất là các răng bị sâu nặng, mọc nghiêng, mọc ngầm trong nướu bác sĩ đều khuyên người bị nên nhổ bỏ để tránh những phiền phức về sau.
Nếu trong trường hợp răng khôn bị sâu nặng thì nguy cơ gây viêm nhiễm, lây lan sâu răng sang những răng khác cao, đặc biệt là trường hợp loại răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc lệch thì hàn răng không phải là biện pháp hiệu quả.
Chăm sóc răng miệng đúng cách hạn chế sâu răng*
Không phải trường hợp sâu răng nào cũng có thể trám răng được, nên việc răng khôn bị sâu có trám được không còn tùy vào trạng thái sâu răng khôn. Thực hiện nhổ răng khôn bị sâu là một ca tiểu phẫu nhưng đòi hỏi bác sỹ nhổ răng phải có chuyên môn kinh nghiệm, lời khuyên là bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành.
Nhổ răng khôn hầu hết không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh nên các bạn đừng lo lắng. Sau khi nhổ răng chỉ cần có chế độ ăn uống phù hợp, kiêng ăn đồ có tính hàn trong thời gian ngắn là sẽ ổn định trở lại nhanh chóng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề răng khôn bị sâu có trám được không mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.