Áp xe răng có nguy hiểm không? Áp xe răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy áp xe răng có gây nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Tình trạng áp xe răng* |
Nguyên nhân gây áp xe răng
- Áp xe răng do quá trình nhiễm trùng chóp răng, làm phá hủy các mô quanh răng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn từ các mảng bám trên răng.
- Những người bị sâu răng có nguy cơ bị áp xe răng rất cao do vi khuẩn tồn tại sẵn trong lỗ hổng sẽ tiết độc tố quanh vùng tủy răng hình thành mủ, gây nên áp xe. Khi sâu răng đã ăn sâu vào tủy răng, thì áp xe răng chính là một trong những dấu hiệu của viêm tủy.
- Răng bị hư, gãy hoặc do chấn thương răng làm men răng bị vỡ ra càng khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào tủy răng gây áp xe.
Áp xe răng có nguy hiểm không? Trả lời nhanh
Áp xe răng có nguy hiểm không? Áp xe chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí có thể khiến răng gãy rụng. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu của áp xe răng thì bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn nhẹ thì bạn có thể sử dụng nước muối để súc miệng bằng nước ấm. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết vi khuẩn trong khoang miệng và cho uống thuốc kháng sinh để giảm sưng đau.
Ở giai đoạn đã hình thành áp xe, xuất hiện túi mủ thì phải chỉ định điểm rạch phù hợp, nạo túi mủ. Trường hợp tủy bị viêm trầm trọng, chết tủy…thì phải tiến hành lấy tủy răng. Sau đó sử dụng thuốc kháng sinh để giảm đau, giảm sưng hiệu quả.
Áp xe răng gây biến chứng nguy hiểm* |
Cách phòng ngừa áp xe răng
Áp xe chân răng hay các bệnh lý răng miệng khác đều do vi khuẩn gây ra, xuất phát từ chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Chính vì vậy, để ngăn ngừa áp xe răng thì cách tốt nhất là chăm sóc răng miệng khoa học.
Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ ngày, chải răng quá mạnh sẽ làm mòn men răng khiến vi khuẩn dễ tấn công và thường xuyên thay bàn chải đánh răng. Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết các mảnh thức ăn còn sót lại trên răng nhằm ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.
Hạn chế ăn các đồ ngọt, chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn vặt. Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng miệng như sữa, phô mai, các loại nước ép trái cây... Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để pháp hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.
Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp thắc mắc áp xe răng có nguy hiểm không và cách khắc phục hiệu quả. Khi gặp phải bệnh lý áp xe răng, bạn hãy dến trực tiếp các cơ sở nha khoa để điều trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
TG: VT