Niềng răng mặt trong là gì? niềng răng bị lòi chân răng do đâu? Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại cao cấp nhưng các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp.
Niềng răng mặt trong là gì? |
Niềng răng mặt trong là gì?
Niềng răng mặt trong là gì? niềng răng có bị hóp má không? Niềng răng mặt trong là một trong các loại niềng răng thuộc nhóm có mắc cài. Phương pháp này cũng bao gồm mắc cài, dây cung và thun buộc gắn lên mặt răng để tác động lực kéo, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuy nhiên, điều làm nên khác biệt của phương pháp này là các khí cụ được chuyển vào mặt trong thay vì gắn nổi bật trên mặt ngoài của răng.
Chính vì vậy niềng răng mặt trong còn có tên gọi là niềng răng mặt lưỡi, niềng răng bí mật. Mọi sai lệch răng thưa, răng hô vẩu, răng móm và khấp khểnh đều có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha này.
Quy trình niềng răng mặt trong
Thông thường, thời gian trung bình cho một ca niềng răng mặt trong hoàn chỉnh phải từ 1 - 3 năm với quy trình thực hiện diễn ra như sau:
Bước 1: Đầu tiên bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cho bệnh nhân, từ đó đánh giá tình trạng răng khó dễ như thế nào. Tiếp theo bệnh nhân được chỉ định chụp phim và lấy dấu mẫu hàm để khảo sát tình hình về xương hàm và khớp cắn cụ thể.
Bước 2: Việc phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu, sau đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha lên kế hoạch từng bước thực hiện... giúp người niềng răng hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, và hiểu rõ được quá trình điều trị biến đổi như thế nào; đem lại kết quả cuối cùng ra sao trong bao lâu.
Bước 3: Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng răng miệng của bệnh nhân, bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. Các phương pháp niềng răng được đưa ra cho bệnh nhân lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm, điều kiện thời gian, tính chất công việc, nhu cầu thẩm mỹ, chi phí… bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi và khay niềng trong suốt.
Bước 4: Sau khi hiểu rõ được liệu trình và đồng ý tiến hành điều trị, bệnh nhân được gắn các mắc cài vào mặt bên trong răng, gắn dây cung định hình để tạo lực kéo giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn theo kế hoạch của bác sĩ.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành lắp khí cụ niềng răng, bệnh nhân phải thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chụp hình răng mặt trước khi gắn mắc cài để làm tư liệu đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau khi điều trị.
Bước 5: Trong suốt thời gian niềng răng, bác sĩ hẹn lịch tái khám cụ thể với bệnh nhân. Thông thường khoảng 3 tuần đến 1 tháng, bệnh nhân đến tái khám 1 lần. Tuy nhiên, với kỹ thuật mắc cài trong suốt thời gian tái khám được hạn chế đáng kể.
Niềng răng mặt trong là quá trình điều trị lâu dài và gặp nhiều trở ngại mà bạn cần thích nghi. Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám đúng hẹn cũng như chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả niềng răng mặt trong như mong đợi.
Bài viết được trích nguồn tại: https://nhakhoadangluutphcm.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT